Hệ thống giáo dục Mỹ

Mỹ là cường quốc hùng mạnh trên thế giới về nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ. Được đặt chân đến nước Mỹ để sống và học tập là niềm mơ ước của nhiều học sinh và sinh viên trên thế giới…
Ưu thế : Là Cường quốc phát triển nhất nhì thế giới, nền giáo dục có tính thực tiễn cao.

Giới thiệu chung về Mỹ

  • Mỹ giáp Canada, Đại Tây Dương, Mexico và Thái Bình Dương, gồm 53 bang, diện tích vào khoảng 9.629.047 km2, khí hậu khác biệt giữa các vùng, là quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá.
  • Là một đất nước trẻ, được coi là phát triển nhất trên thế giới về các mặt: kinh tế, giáo dục, công nghệ, khoa học…
  • Sớm đầu tư cho giáo dục , có một đội ngũ tri thức được đào tạo cơ bản, có nền công nghệ tiên tiến, các ngành công nghiệp của Mỹ có những bước tiến dài và đạt những thành tựu cao trong suốt thời gian qua, góp phần thúc đẩy thêm sự thành công trong giáo dục Mỹ..

Giáo dục tại Mỹ

  • Mỹ có trên 10,000 trường phổ thông. Chương trình phổ thông của Mỹ là chương trình 12 năm
  • Mỹ có trên 3300 trường đại học và các học viện cao học được công nhận với quy mô lớn nhỏ khác nhau, gồm:
  • Các trường cao đẳng/ đại học 2 năm: Đại học cộng đồng, trường kỹ thuật dạy nghề, đào tạo và trường đại học đại cương)
  • Các trường đại học 4 năm: hệ thống college (đào tạo cử nhân), hệ thống University (đào cử nhân và các bậc học đại học khác), hệ thống đại học công nghệ, bách khoa (chuyên ngành khoa học).
  • Các trường chuyên nghiệp: Các trường y, luật, kinh doanh (phần lớn đào tạo bậc sau đại học).
  • Nhập học
  • Khoá tiếng Anh: Khai giảng liên tục trong năm;
  • Khoá chuyên nghành: Tháng 1 (kì học mùa xuân), tháng 5 (kì học màu hè) và tháng 9 (kì học mùa thu).

Chương trình du học Mỹ

  • Chương trình Anh ngữ: Dành cho mọi đối tượng có nguyện vọng du học nghiêm túc, từ 15 tuổi trở lên.
  • Chương trình phổ thông: Học sinh từ 15 tuổi trở lên, học lực từ 6,0 trở lên, các lớp học tương ứng với các lớp học tại Việt nam. Không nhận học sinh hết lớp 11 sang du học phổ thông.
  • Chương trình cao đẳng, đại học: Dành cho học sinh đã hết lớp 12 tại Việt Nam trở lên , tiếng Anh TOEFL 550 – 600
  • Chương trình thạc sỹ, tiến sỹ: Dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học.
  • Chương trình thực tập sinh: Dành cho sinh viên cao học

Học bổng Đại học, cao học từ 20%- 80% tại các trường đại học McNeese, Western Kentucky, Southern Indiana, West Texas A&M, Marshall.

Lưu ý:

Bằng tú tài, cao đẳng và đại học ở Việt Nam (cả chính quy và tại chức) đều được các trường đại học ở Mỹ công nhận. Vì vậy, sinh viên Việt Nam sẽ không phải học thêm các lớp chuẩn hoá hay 1 năm dự bị trước khi vào đại học như ở một số nước khác.

Ngoài ra sinh viên Việt Nam cũng có thể “chuyển” kết quả một số môn đã học tại các trường CĐ/ ĐH ở Việt Nam sang một số trường cao đẳng và đại học ở Mỹ.

Dự toán kinh phí (USD)

Tuỳ theo trường bạn chọn, học phí có thể sẽ rất cao hoặc ngược lại, từ $4.000 – $28.000/ năm. Thông thường chi phí tuỳ thuộc vào danh tiếng của trường đó, trường càng nổi tiếng thì chi phí càng cao.

Với 1 nền giáo dục khổng lồ và chất lượng hàng đầu trên thế giới, du học Mỹ có thể coi là một bước đệm vững chắc cho tương lai của bất kỳ người nào. Với hệ thống hơn 4,000 cơ sở đào tạo trên khắp nước Mỹ, không khó để bạn lựa chọn được ngôi trường có chuyên ngành mình yêu thích.

Điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục Mỹ. Hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phát triển kế hoạch học tập của mình.

Xu hướng lựa chọn du học Mỹ vẫn đang rất mạnh mẽ và lượng sinh viên quốc tế đến Hoa Kỳ vẫn luôn ở mức cao chưa từng thấy. Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Viện Giáo Dục Quốc Tế IIE, hiện nay có hơn 723.000 sinh viên quốc tế từ hơn 200 quốc gia đang học tập tại các trường cao đẳng và đại học tại Hoa Kỳ.

Số lượng sinh viên du học tại Mỹ bậc đại học và sau đại học tương đối đồng đều, và sinh viên học tiếng Anh hoặc học không lấy bằng có số lượng ít hơn. Kinh Doanh và Quản Trị là hai ngành học phổ biến nhất đối với sinh viên đại học trong khi ngành Kỹ thuật lại là ngành phổ biến nhất với bậc sau đại học.

Gần 2/3 sinh viên quốc tế ở Mỹ (khoảng 64%) đến từ châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Hệ thống giáo dục Mỹ được đánh giá là có chất lượng cao và chương trình học phong phú. Ngay cả sinh viên đến từ những nước có nhiều sinh viên quốc tế như Vương Quốc Anh cũng phải nhìn nhận Mỹ là nơi có vô vàn trường và chương trình học, có hệ thống giáo dục có chất lượng cao và nhiều cơ hội học bổng du học Mỹ.

Trên hết là sự linh hoạt trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ cho phép sinh viên chuyển ngành học hay chuyến số tín chỉ tích luỹ sang trường khác một cách tương đối dễ dàng.

Tuy học phí du học Mỹ tương đối cao (đặc biệt ở các trường đại học tư thục) song các trường ở Mỹ lại có rất nhiều chương trình giúp bạn có thêm thu nhập trang trải cho học tập thông qua những tổ chức công và tư cũng như bản thân các trường đại học và cao đẳng.

Ngoài ra, học ở trường cao đẳng cộng đồng là nơi có mức phí thấp hơn (từ ½ hay 1/3 so với đại học) và sau hai năm có thể chuyển tiếp lên trường đại học hệ 4 năm. Bằng tốt nghiệp sẽ do trường đại học cấp hoàn toàn có giá trị như bằng tốt nghiệp của một sinh viên học hệ 4 năm tại trường đó.

Các trường cao đẳng cộng đồng thu hút 12% lượng sinh viên quốc tế trên toàn nước Mỹ.

Tại sao bạn nên du học Mỹ

Khi tham gia du học ở Mỹ, việc bạn có được những bằng cấp học tại Mỹ sẽ giúp bạn được chú ý hơn trong mắt nhà tuyển dụng. bạn sẽ được học tiếng Anh ở trình độ cao, và có những trải nghiệm quý báu trong môi trường đa văn hóa.

Nó cho thấy bạn đã từng học tại một đất nước có nền giáo dục bậc nhất, đồng thời tiếp cận nền công nghệ tiên tiến trên thế giới. Họ cũng sẽ biết rằng bạn đã được cung cấp kiến thức chuyên sâu, có kỹ năng giải quyết tốt vấn đề và làm việc đúng theo chuyên ngành học của bạn.

Theo thống kê của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, với khoảng hơn 4.000 trường đại học, cao đẳng và hơn 15 triệu sinh viên, Hoa Kỳ tạo vô số cơ hội cho sinh viên quốc tế muốn lựa chọn một hoặc một vài ngành học cho mình, ví dụ như học nghề, hay học ngành kinh doanh, kỹ thuật hoặc xã hội nhân văn.

Các trường đại học Hoa Kỳ có chương trình đào tạo hai năm, bốn năm và sau đại học ở hầu hết các lĩnh vực. Ngoài ra, các tổ chức giáo dục Mỹ không chỉ ở phạm vi trên khắp lãnh thổ quốc gia mà còn mở rộng ra thế giới, với nhiều địa điểm và chương trình đào tạo. Sau đây là sơ lược về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.

Chương trình tiểu học và Trung Học

Hầu hết trẻ em Mỹ đều phải đến trường để học chương trình tiểu học và trung học tổng cộng 12 năm, một số ít được cha mẹ tự dạy ở nhà. Sau k hi hoàn tất bằng THPT, học sinh có thể vào cao đẳng, đại học hay cao đẳng nghề.

  • Chương trình tiểu học: Từ lớp 1 đến hết lớp 5
  • Chương trình trung học cơ sở: Từ lớp 6 đến hết lớp 8
  • Chường trình trung học phổ thông: Từ lớp 9 đến hết lớp 12.

Các trường tiểu học và trung học Mỹ bao gồm 2 hệ thống trường công lập và tư thục. Các trường công lập được chính phủ tài trợ nên học sinh không phải đóng học phí. Học sinh quốc tế tham gia chương trình giao lưu văn hóa cũng được hưởng ưu đãi này.

Trường tư thục thì học phí cao và trang thiết bị phục vụ cho việc học ẳn ở, giải trí, thể thao rất tốt. Học sinh quốc tế có thể chọn ở cùng người bản xứ hay ở ký túc xá của trường.

Chương trình sau Trung học phổ thông

Theo thống kê của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, với khoảng 4.000 trường đại học và hơn 15 triệu sinh viên, Hoa Kỳ tạo vô số cơ hội cho sinh viên quốc tế muốn lựa chọn một hoặc một vài ngành học cho mình, ví dụ như học nghề, hay học ngành kinh doanh, kỹ thuật hoặc xã hội nhân văn.

Các trường đại học Hoa Kỳ có chương trình đào tạo hai năm, bốn năm và sau đại học ở hầu hết các lĩnh vực.

Hệ đại học thường kéo dài trong bốn năm và có thể được hoàn thành thông qua các cách:

Bắt đầu học tại trường cộng đồng hệ hai năm hoặc trường cao đẳng có áp dụng chương trình đào tạo chuyển tiếp, sau đó chuyển đa số các môn đã được học ở các trường đó lên chương trình học ở trường đại học hệ bốn năm.

Nộp đơn xin học thẳng vào trường đại học hệ bốn năm.

  • Trường Đại học công lập (State College or University): Các trường công do Chính phủ hoặc Bang lập nên. Học phí ở những trường này rẻ hơn trường tư.
  • Trường Đại học tư thục (Private College or University): Các trường tư thục không phải được thành lập bởi các đơn vị của Chính phủ mà có thể do các tổ chức Phi Chính phủ lập nên. Ví dụ như có những trường đại học do các Quỹ tư nhân hoặc các giáo đoàn quản lý. Trường tư cũng có khi được thành lập để phục vụ mục đích lợi nhuận, kiểu như các trường dạy nghề, các trường thương mại hoặc chuyên nghiệp kỹ thuật.
  • Trường Cao đẳng cộng đồng (Community /2 – year College): Đây là kiểu trường phổ biến nhất của mô hình đại học hệ hai năm. Đa số các trường cao đẳng cộng đồng đều có chương trình học chuyển tiếp. Chi phí học ở đây thường thấp hơn và điều kiện tuyển sinh cũng mở hơn các mô hình trường khác. Rất nhiều sinh viên bắt đầu chương trình đại học ở những trường này.
  • Trường đại học đại cương (Liberal Arts Colleges): Những trường này có rất nhiều khóa học đại cương về văn học, triết học, lịch sử, ngôn ngữ, toán học, nhân văn học và cả khoa học tự nhiên và xã hội. Hầu hết đây là những trường tư thục và chú trọng đào tạo sinh viên bậc đại học. Mô hình truyền thống của loại trường này là chương trình học bốn năm lấy bằng cử nhân. Hai năm học đầu tiên, sinh viên thường được chọn học các môn học trong danh sách các môn của trường, sau đó từ năm thứ ba trở đi sinh viên sẽ học các môn chính phục vụ cho chuyên ngành của mình.
  • Trường đại học (Universities): Sinh viên có thể theo học lấy bằng cử nhân, bằng cao học và tiến sĩ ở những trường này. Tại đây có nhiều chương trình đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: khoa học, công nghệ, kỹ sư, toán (STEM); y tế, thương mại và khoa học xã hội. Đa số các trường này đều có cả các trường đại học hệ hai năm, chia làm nhiều ngành học, ví dụ như trường Đại học Nông Nghiệp, Sư Phạm và Xã Hội Nhân Văn. Sinh viên phải nộp đơn xin học chi tiết theo yêu cầu của trường.
  • Trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề (Vocational –Technical and Career Colleges): Cung cấp mô hình đào tạo chuyên biệt dành cho các sinh viên muốn học những ngành cụ thể như hàn, thẩm mỹ, chẩn đoán hình ảnh, lắp ráp điện tử … Các chương trình học này thường trong hai năm hoặc ngắn hơn. Khi hoàn tất khóa học, sinh viên sẽ nhận được chứng chỉ nghề.
  • Trường nghệ thuật (Arts Colleges): Đào tạo các ngành liên quan đến nghệ thuật như chụp ảnh, âm nhạc, sân khấu, hay thiết kế thời trang. Hầu hết các trường này đều cấp bằng cử nhân hoặc cao đẳng về mỹ thuật hoặc một số ngành đặc thù.
  • Trường phân biệt giới (Single Gender Colleges): Chỉ dành cho nam sinh hoặc nữ sinh theo học.
  • Trường của Giáo đoàn (Religiously-Affiliated Universities and Colleges): Một số trường tư thục liên kết hoặc được đỡ đầu bởi các giáo đoàn. Tuy nhiên sinh viên học tại các cơ sở này có thể theo bất kỳ tôn giáo nào.
  • Ivy League: Nhóm các trường đại học danh tiếng ở miền Đông Hoa Kỳ, bao gồm 8 trường đại học hàng đầu:
    • Brown University (RI), thành lập năm 1764 (trước kia là trường Rhode Island College)
    • Columbia College (NY), thành lập năm 1754 (trước kia là King’s College)
    • Cornell University (NY), thành lập năm 1865
    • Dartmouth College (NH), thành lập năm 1769
    • Harvard University (MA), thành lập năm 1636 (trước kia là New College)
    • University of Pennsylvania, thành lập năm 1749 (trước kia là Học viện Pennsylvania)
    • Princeton University (NJ), thành lập năm 1746 (trước kia là trường College of New Jersey)
    • Yale University, thành lập năm 1701 (trước kia là trường Collegiate School)

Ivy League có nguồn gốc dùng để miêu tả một tổ chức thể thao chứ không phải giáo dục. Năm 1945, lần đầu tiên cái tên Ivy League được sử dụng khi nói về một nhóm 8 trường đại học tư thục ở bờ Đông nước Mỹ có truyền thống chơi bóng chày với nhau.

Ngày nay, cái tên Ivy League chính thức nói tới 8 trường thành viên trong nhóm NCAA (Hiệp hội thể thao các trường thành viên quốc gia) nay chuyên về các hoạt động thể thao cũng như giáo dục.

Hệ thống giáo dục mỹ

Bảng phân loại chương trình và bằng cấp theo mô hình trường và thời gian đào tạo:

Chương trình

Loại trường

Thời gian đào tạo

Kỹ thuật, thương mại và dạy nghề

Các trường dạy nghề, kỹ thuật, hướng nghiệp hoặc thương mại; các trường cộng đồng và cao đẳng hai năm.

1- 2 năm

Cao đẳng

Cao đẳng cộng đồng và cao đẳng hai năm

2 năm

Cử nhân

Đại học hệ 4 năm

4 năm

Thạc sĩ

Đại học

2 năm

Tiến sĩ

Đại học

2 – 3 năm

Hệ Thống Đào Tạo Đại Học Và Sau Đại Học

Sinh viên Hoa Kỳ học rất nhiều môn và có thể chuyên sâu vào một số lĩnh vực trước khi tiếp tục học lên cao học.

Phân loại sinh viên:

  • Sinh viên năm nhất (Freshman): học ở các lớp học căn bản.
  • Sinh viên năm thứ 2 (Sophomore): kết hợp giữa việc học cơ bản các môn và các môn chuyên ngành.
  • Sinh viên năm thứ 3 (Juniors):ở các lớp học chuyên ngành.
  • Sinh viên năm thứ 4 (Seniors): chú trọng hoàn toàn vào chuyên ngành, hoàn thành năm cuối.

Bằng cấp, chuyên ngành

Bằng cử nhân đào tạo rất nhiều lĩnh vực. Ban đầu, sinh viên phải học các môn về văn học, khoa học xã hội, lịch sử và khoa học giúp sinh viên có kiến thức bao quát về khóa học của mình.

Sinh viên có quyền chọn chuyên ngành ngay từ năm học đầu tiên hoặc có thể đợi tới khi hoàn thành một hoặc hai năm đầu, sau đó xác định ngành học chính mà mình sẽ theo học.

Khi đã chọn được chuyên ngành, sinh viên bắt đầu tham gia các môn học phù hợp.

Sinh viên cũng có thể đăng ký học các môn phụ (không phải là chuyên ngành), là môn học ưa thích chứ không phải là môn học liên quan đến nghề nghiệp mà họ muốn theo đuổi trong tương lai. Tuy nhiên các môn này cũng có thể bổ trợ cho các môn học chính.

Năm học

  • Năm học bắt đầu từ tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm và kết thúc vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau.
  • Sinh viên quốc tế thường bắt đầu nhập học vào mùa Thu.
  • Năm học có thể được phân chia theo học kỳ hoặc theo khóa học.
  • Một vài trường chia năm học thành 3 kỳ và có những trường có cả các khóa học hè không bắt buộc.

Phương thức đào tạo:

Phương thức đào tạo điển hình ở trường đại học là kết hợp bài giảng và sự tham gia chủ động của sinh viên. Riêng với các khóa học cơ bản, sinh viên sẽ học tập trung theo quy mô lớp lớn nhưng phần thảo luận sẽ chia nhỏ thành từng nhóm để tạo sự chủ động trong học tập.

Sinh viên được giao phần bài tập về nhà từng tuần, làm báo cáo, thuyết trình, làm dự án theo nhóm. Ngay từ buổi đầu học kỳ, thời hạn nộp các bài tập, tiêu chí đánh giá và các thông tin liên quan tới khóa học thường được thông báo ngày trong giáo trình.

Đánh giá và cho điểm:

  • Khóa học được tính theo tín chỉ. Số lượng tín chỉ phản ánh số giờ học sinh viên phải đến lớp hàng tuần, thông thường mỗi khóa gồm 3 đến 5 tín chỉ.
  • Chương trình đại học chính quy tại đa số các trường gồm từ 12 – 15 tín chỉ cho một học kỳ (tức là từ 3 đến 5 môn học). Sinh viên quốc tế đều phải theo yêu cầu chính quy này.
  • Với một sinh viên học chuyển tiếp, số tín chỉ sinh viên đã hoàn thành ở trường đại học đầu tiên có thể sẽ được công nhận.
  • Tiêu chí đánh giá được tính trên điểm số của mỗi khóa học.

Điểm có thể dựa vào:

  • Tham gia tích cực trên lớp
  • Tham gia thảo luận
  • Có nhiều câu hỏi
  • Đi học đầy đủ và đúng giờ
  • Làm bài tốt ở các kỳ thi nói, thi viết, bài tập và làm các dự án nhóm.
    • Mỗi khóa học thông thường đều có bài kiểm tra giữa kỳ, một hoặc một vài đề tài nghiên cứu hoặc báo cáo thí nghiệm và bài thi cuối kỳ.
    • Một vài khóa học không áp dụng cho sinh viên năm thứ nhất hoặc thứ hai do mức độ khó hoặc yêu cầu của khóa học. Tuy nhiên, nếu sinh viên vượt qua được kỳ thi nâng cao của trường sẽ được đặc cách vào khóa học này. Ngoại lệ này phải được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Việc đạt điểm cao trong kỳ thi đầu vào hoặc có thành tích học tập xuất sắc ở trường học cũ đôi khi cũng miễn học các khóa này.

Trợ giúp

  • Tất cả các sinh viên đều được tư vấn viên của khoa hướng dẫn cách chọn chương trình học và giúp giải quyết các vấn đề học tập nếu có.
  • Tư vấn viên quốc tế: giúp sinh viên quốc tế tìm hiểu và thích nghi với môi trường sống và học tập, với văn hóa và lối sống Hoa Kỳ. Họ cũng giúp đỡ sinh viên trong việc lo giấy tờ xin thị thực và các giấy tờ liên quan khác.
  • Trợ giảng: sinh viên học ở bậc học cao hơn sẽ giúp các sinh viên khóa dưới chuẩn bị bài và giúp giải đáp các câu hỏi liên quan đến khóa học.
  • Trợ giúp các vấn đề về sinh hoạt: quản lý cơ sở vật chất trong khu nội trú, tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội và giúp sinh viên giải quyết các vấn đề về nhà ở.

Bằng Thạc Sỹ

Đối với sinh viên quốc tế, việc có được một bằng Thạc sĩ Hoa Kỳ thường là khâu quan trọng trên con đường lựa chọn nghề nghiệp sau này. Hầu hết các ngành như khoa học, kỹ thuật và khoa học xã hội đều có đào tạo bậc Thạc Sỹ.

Học Thạc Sĩ là bước đi cần thiết để lên tiến sĩ.

Bằng Tiến sĩ (Ph.D hoặc Ed.D):

  • Sinh viên thường phải vượt qua kỳ đánh giá chất lượng nếu muốn làm nghiên cứu Tiến sĩ, chương trình thường kéo dài từ 3-5 năm. Trong 2 năm đầu, sinh viên phải đến lớp và tham gia các hội thảo, tiếp theo một hoặc vài năm chuyên sâu nghiên cứu và sau đó là viết luận văn Tiến sĩ.
  • Sinh viên phải tham gia buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

*** Để được trung tâm tư vấn du học Mỹ tư vấn miễn phí về ngành/ trường/ khóa học cũng như các thông tin học bổng khuyến học/ phỏng vấn visa du học Mỹ , phụ huynh và học sinh có thể đăng ký qua link sau : Thông tin Du học Mỹ

-------------------------------------

TƯ VẤN DU HỌC QUỐC ANH I.E.C

Là Đại diện tuyển sinh Du học Mỹ tại Việt Nam từ năm 1998 với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn hướng nghiệp, thông tin Du học Mỹ.

Với đội ngũ nhân viên không chỉ am hiểu về các chương trình đào tạo, thủ tục nhập học, xin thị thực, mà còn được bổ sung kiến thức trong lĩnh vực du học để có thể đưa ra những lời khuyên thiết thực và thông tin mới nhất cho các bạn sinh viên Việt Nam.

Đăng ký ngay

Captcha
Liên hệ ngay
Hotline: 0901 345 705

Gửi thông tin liên hệ

Captcha